Kết quả thành công của một ca nâng mũi không chỉ phụ thuộc vào quá trình thực hiện. Mà mà chúng còn chịu ảnh hưởng chăm sóc hậu phẫu. Kinh nghiệm chăm sóc sau nâng mũi đúng cách sẽ được chia sẻ thông qua bài viết dưới đây
HẬU QUẢ KHI NÂNG MŨI KHÔNG ĐÚNG CÁCH
Không chỉ riêng nâng mũi, sau phẫu thuật cần phải được chăm sóc đúng cách. Bởi trong giai đoạn này, những vết thương chưa được hồi phục. Nếu không chăm sóc đúng cách sẽ dẫn đến một số hậu quả ảnh hưởng đến kết quả hồi phục. Dưới đây là một số biến chứng, hậu quả thường gặp khi không có kinh nghiệm chăm sóc sau nâng mũi đúng cách:
- Viêm sưng: Một số trường hợp do vết thương tiếp xúc với nước nên đã xuất hiện hiện tượng viêm sưng và có mủ.
- Tụt sụn nâng, lệch, vẹo dáng mũi: một số trường hợp sau khi nâng vận động mạnh khiến dáng mũi bị ảnh hưởng.
- Hoại tử: Một số trường hợp chăm sóc không đúng cách dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là hoại tử vùng mũi. Trường hợp này cần phải rút sụn nâng và điều trị.
Ngoài ra còn có những biến chứng khác. Để có được một kết quả làm đẹp như ý muốn bạn cần hết sức lưu ý và cẩn trọng quá trình chăm sóc hậu phẫu.
KINH NGHIỆM CHĂM SÓC SAU NÂNG MŨI ĐÚNG CÁCH
Như đã nói ở trên, quá trình chăm sóc hậu phẫu thuật là vô cùng cần thiết và vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý nên và không nên thực hiện hậu nâng mũi
NHỮNG ĐIỀU NÊN THỰC HIỆN
Khi tuân thủ theo những điều này, bạn sẽ hạn chế được những rủi ro không đáng có trong quá trình hồi phục sức khỏe:
Vệ sinh đúng cách
Nâng mũi sẽ có sự can thiệp vào cấu trúc, các mô ở vùng mũi. Cho nên vì thế một số chất dịch sẽ chảy ra. Việc này hoàn toàn là cơ chế phản vệ của cơ thể nên bạn không cần quá lo lắng. Điều cần thiết ngay lúc này chính là vệ sinh chúng. Bạn sử dụng một miếng băng gạc đặt vùng dưới mũi. Cần thay băng gạc thường xuyên nhiễm khuẩn. Lưu ý thực hiện các thao tác nhẹ nhàng tránh vào mũi.
Sau đó sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh vùng mũi từ 3 đến 4 lần trong ngày. Nên vệ sinh cả bên trong lẫn bên ngoài mũi. Tùy vào tình trạng phẫu thuật của mỗi người mà sẽ có cách vệ sinh hợp lý. Tốt nhất nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ.
Ngoài ra bạn nên hạn chế gội đầu, rửa mặt, trang điểm trong giai đoạn này. Bạn có thể nhờ người thân để thực thao tác vệ sinh khi cần thiết.
Chườm đá
Việc sưng sau khi xâm lấn cơ thể là chuyển hiển nhiên. Để giảm sưng bạn có thể áp dụng phương pháp chườm. Trong 2 ngày đầu bạn nên chườm đá, những ngày sau sẽ chườm ấm. Quy trình thực hiện cụ thể như sau:
- 1-2 ngày đầu: dùng đá bỏ vào trong túi chườm. Thực hiện chườm nhẹ nhàng vùng quanh mũi, nên chườm ít nhất 3 lần/ngày. Lưu ý không được để nước tiếp xúc trực tiếp với mũi.
- Những ngày tiếp theo thực hiện tương tự nhưng thay đổi đá bằng khăn ấm
Đeo nẹp cố định
Nhiều người nghĩ mũi đã được nâng không cần đeo nẹp. Trên thực tế việc đeo nẹp là vô cùng cần thiết. Bởi chúng cố định dáng mũi, giúp mũi không bị lệch vẹo hay tụt sụn. Bên cạnh đó đeo nẹp cố định giúp các mô sẽ được liên kết nhanh hơn rút ngắn thời gian phục hồi. Thời gian đeo nẹp tùy theo cơ địa mỗi người, thông thường tối đa 7 ngày sẽ tháo nẹp.
Uống thuốc theo chỉ định
Thuốc giúp hỗ trợ các vết thương hạn chế sưng và đau. Những loại thuốc này sẽ được bác sĩ kê toa sau ca phẫu thuật. Bạn cần tuân thủ uống thuốc đúng giờ đúng liều lượng. Tuyệt đối không nên uống thuốc ngoài toa của bác sĩ chỉ định.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Thực phẩm được cung cấp vào bên trong cơ thể có tác động không ít trong quá trình phục hồi. Ăn uống đầy đủ bữa, cung cấp các thực phẩm có thành phần giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục. Nếu trong quá trình này bạn khó ăn có thể lựa chọn cháo súp hay sinh tố xay các loại. Những thực phẩm nên ăn trong quá trình này: ngũ cốc, cam bơ, sữa chua, thịt heo,…
Nghỉ ngơi và tái khám đúng hẹn
Kinh nghiệm chăm sóc sau nâng mũi cho biết bạn cần ít nhất 1 ngày để nghỉ ngơi sau khi thực hiện nâng mũi. Không nên làm việc quá sức, thức khuya. Và bạn nên đến tái khám theo lịch của bác sĩ xem có hiện tượng bất thường xảy ra không.
NHỮNG ĐIỀU NÊN TRÁNH
Theo kinh nghiệm chăm sóc sau nâng mũi của một số người, việc này tương tự như như chăm sóc phẫu thuật khác. Chỉ cần thật cẩn trọng trong giai đoạn này bạn có thể tránh được những biến chứng đáng tiếc.
Không vận động mạnh, va chạm vào mũi
Sau khi nâng mũi, các mô chưa được liên kết với nhau hoàn toàn. Nếu như có tác động vào sẽ gây ảnh hưởng đến chúng. Có thể sẽ chảy máu, đau nhức, thật chí tụt sụn, vẹo dáng mũi. Vì thế nên hạn chế tối đa việc vận động mạnh trong giai đoạn này. Và tuyệt đối không chạm vào, sờ mó, hoặc nắn bóp.
Không nằm nghiêng nằm sấp khi ngủ
Nằm nghiêng hoặc nằm sấp khi ngủ dễ gây nên các hiện tượng sưng và lệch dáng mũi. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể dùng gối to kê hai bên đầu để hạn chế xoay trở trong lúc ngủ.
>>> Xem thêm: MỚI NÂNG MŨI CÓ ĐƯỢC NẰM NGHIÊNG KHÔNG?
Không ăn những thực phẩm có thể gây hại cho vết thương
Những thực phẩm bạn cần tránh trong giai đoạn này như: thịt gà, tôm, rau muống, gạo nếp,… Bên cạnh đó, bạn không nên sử dụng những thực phẩm có chứa chất kích thích như rượu, thuốc lá, đồ cay nóng. Bạn cần kiêng những loại thực phẩm này ít nhất 1 tháng.
Không đeo kính, khẩu trang và trang điểm
Hạn chế đeo kính, khẩu trang, trang điểm cho đến khi bác sĩ cắt chỉ. Những thứ tưởng chừng như đơn giản này nhưng lại có thể gây hại đến vết thương. Bạn nay thay kính bằng kính áp tròng, sử dụng khẩu trang nhẹ không có gọng kìm và hạn chế trang điểm.
Những chia sẻ về kinh nghiệm chăm sóc sau nâng mũi này sẽ rất bổ ích cho bạn trong quá trình làm đẹp. Bạn có nhu cầu hoặc thắc mắc gì về dịch vụ thẩm mỹ, liên hệ ngay chúng tôi để được giải đáp.