Nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được là thắc mắc chung của rất nhiều người sau khi nâng mũi. Bởi vì, xe máy là phương tiện di chuyển phổ biến tại nước ta. Hãy cùng Bệnh viện Gangwhoo tìm câu trả lời ngay sau đây nhé!
VÌ SAO SAU KHI NÂNG MŨI NÊN HẠN CHẾ ĐI XE MÁY?
Có nhiều yếu tố từ môi trường có thể ảnh hưởng đến dáng mũi sau nâng của chúng ta, bao gồm:
- Ánh nắng mặt trời: Tia bức xạ của ánh nắng mặt trời gây ảnh hưởng xấu đến vùng mũi sau nâng mũi. Nếu bạn chủ quan tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không che chắn vùng mũi, vùng da xung quanh vết thương sẽ bị kích ứng, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
- Những ổ gà, ổ voi: Khi di chuyển bằng xe máy, bạn sẽ gặp nhiều đoạn đường xấu, có ổ gà, ổ voi… Nếu không may đi vào đoạn đường “xấu”. dáng mũi của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi sự rung lắc.
- Khói bụi trên đường: Kết thúc quá trình nâng mũi, bác sĩ sẽ băng vùng mũi bằng gạc để tránh vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng. Tuy nhiên, khói bụi và vi khuẩn có hại ngoài môi trường với kích thước siêu nhỏ có thể lọt qua và xâm nhập vào vết thương, gây nhiễm trùng. Vì vậy, sau khi nâng mũi bạn nên hạn chế đi ngoài đường.
NÂNG MŨI BAO LÂU THÌ ĐI XE MÁY ĐƯỢC?
Các chuyên gia thẩm mỹ khuyên rằng, sau khi nâng mũi, bạn nên nghỉ ngơi và không nên lái xe hay hoạt động nặng trong 24 giờ.
Vì thuốc mê chưa hết tác dụng, bạn sẽ không tự lái xe được an toàn được. Bạn chỉ nên lái xe máy khi mũi đã ổn định, thời gian này phụ thuộc vào cơ địa và phương pháp nâng mũi của bạn.
Thông thường là 3 – 5 ngày sau nâng mũi. Nếu mũi vẫn sưng, đỏ, tốt nhất bạn hãy ở nhà và tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
Xem thêm: NÂNG MŨI CÓ ĐƯỢC XÔNG MẶT KHÔNG? THỜI GIAN KIÊNG LÀ BAO LÂU?
LƯU Ý KHI ĐI XE MÁY SAU NÂNG MŨI
- Đi chậm và tránh ổ gà, đường xóc
Đường xóc, ổ gà có thể làm mũi bạn bị lệch, sụn bị tụt. Vì vậy, sau khi nâng mũi, bạn đi xe với vận tốc chậm, khoảng 25km/h, để tránh va chạm, gây ảnh hưởng dáng mũi.
Tốt nhất, bạn nên né những đoạn đường có ổ gà, ổ voi… Nếu không tránh được, thì giảm ga để tránh gây áp lực lên vùng mũi.
- Che chắn cẩn thận
Khi ra ngoài đường, bạn đeo khẩu trang để chống bụi, vi khuẩn, tia UV. Tuy nhiên, bạn nên chọn khẩu trang được làm từ vải mềm, sạch, không quá chật.
Bên cạnh đó, nếu có điều kiện bạn có thể uống thêm thuốc chống nắng để bảo vệ vết thương vùng mũi khỏi tác nhân gây hại từ ánh nắng mặt trời.
- Không đội mũ bảo hiểm trùm đầu
Tuyệt đối không nên đội mũ bảo hiểm trùm kín đầu vì mồ hôi sẽ làm ướt vùng vết thương ở mũi, làm chậm quá trình lành thương.
Hơn nữa, mũ bảo hiểm trùm đầu còn có kính bịt mặt, còn dễ làm va chạm vào vùng mũi nếu không cẩn thận. Do đó, bạn nên chọn mũ bảo hiểm 3/4, chất lượng tốt, để vừa an toàn vừa không ảnh hưởng đến dáng mũi.
Xem thêm: NÂNG MŨI HÀN QUỐC CÓ VĨNH VIỄN KHÔNG
CHUYÊN GIA HƯỚNG DẪN CÁCH CHĂM SÓC MŨI SAU NÂNG
Sau khi nâng mũi, bạn nên xây dựng chế độ chăm sóc mũi đúng cách để mũi mau lành và tránh biến chứng xảy ra.
- Đeo nẹp giữ dáng mũi theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Dùng bông mềm và nước muối sinh lý để rửa vết thương 2-3 lần mỗi ngày
- Uống thuốc giảm đau và kháng sinh đúng theo chỉ định của bác sĩ
- Chườm lạnh vùng mũi trong 24 – 72 giờ đầu để giảm sưng đau
- Chườm ấm vùng mũi từ ngày thứ 4 trở đi để hết máu bầm, thâm tím
- Uống nhiều nước và ăn nhiều thức ăn tốt cho sức khỏe như thịt lợn nạc, sữa tươi, sữa chua, ngũ cốc, rau xanh, đậu,…
- Đi tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ
Qua bài viết này, Bệnh viện Gangwhoo đã giúp bạn có được câu trả lời cho câu hỏi nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được. Nếu còn gì thắc mắc, bạn hãy gọi cho chúng tôi theo số: 1900 5128 nhé! Chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn.