Sau nâng mũi khá nhiều người băn khoăn và đặt ra câu hỏi “Nâng mũi kiêng ăn bao lâu?” và chưa rõ thực hư thế nào? Cũng như chưa hiểu rõ về lý do tại sao cần phải ăn kiêng sau nâng mũi.
Vậy thì hãy cùng BVTM Gangwhoo khám phá và làm sáng tỏ nội dung bài viết qua nội dung bên dưới đây nhé!
Tại sao cần phải ăn kiêng sau nâng mũi?
Sau nâng mũi, việc kiêng ăn là điều không thể xem nhẹ vì 1 trong những lý do dưới đây, bạn hãy nghiêm túc kiêng cữ để bảo vệ kết quả nâng mũi sau phẫu thuật.
- Giảm sưng và viêm và thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh hơn.
- Kiểm soát sưng tấy giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm khiến vết thương lâu lành
- Hỗ trợ quá trình hồi phục, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ tái tạo mô
- Giảm nguy cơ nhiễm trùng trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật.
- Ngăn ngừa biến chứng như dị ứng
- Giảm nguy cơ hình thành sẹo lồi đảm bảo kết quả thẩm mỹ tốt.
Giải đáp: Nâng mũi kiêng ăn bao lâu?
Thời gian lý tưởng thường kéo dài khoảng từ 1 đến 2 tháng chính là đáp án cho câu hỏi “Nâng mũi kiêng ăn bao lâu”. Thời gian sẽ tùy thuộc vào từng cơ địa cá nhân của từng người. Cụ thể như sau:
>> Xem Thêm: Nâng Mũi Kiêng Thịt Bò Bao Lâu
- Cơ địa lành: Thời gian kiêng cữ trung bình chỉ cần kéo dài khoảng tầm 1 tháng đầu. Qua khoảng thời gian này, bạn có thể bắt đầu ăn uống bình thường, nhưng hãy tham khảo ý kiến với bác sĩ để không có vấn đề nào phát sinh.
- Cơ địa dữ: Thời gian nâng mũi kiêng ăn bao lâu sẽ kéo dài hơn thường khoảng 1.5 đến 2 tháng. Việc kiêng ăn lâu hơn sẽ giúp đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra an toàn và hiệu quả, tránh các biến chứng không mong muốn.
Tổng hợp các món ăn cần phải kiêng ăn sau nâng mũi
Dưới đây là một số loại thực phẩm và đồ uống bạn cần kiêng để tránh ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật và giúp quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi:
>>Xem Thêm: Nâng Mũi Xong Kiêng Ăn Gì
Đồ ăn dai, cứng | Có thể gây áp lực lên vùng mũi, làm chậm quá trình lành vết thương và ảnh hưởng đến hình dáng mũi |
Hải sản | Dễ gây dị ứng, có thể dẫn đến viêm nhiễm và làm chậm quá trình hồi phục. |
Rau muống | Tăng sản xuất collagen quá mức, dễ dẫn đến hình thành sẹo lồi và ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ. |
Đồ nhiều dầu mỡ và cay nóng | Gây sưng tấy, làm gián đoạn quá trình hồi phục và tăng nguy cơ viêm nhiễm. |
Đồ nếp | Gây sưng mủ và nhiễm trùng, tránh làm chậm quá trình lành vết thương. |
Đồ uống có caffeine và cồn | Làm tăng tình trạng sưng tấy, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và gây biến chứng. |
Thịt bò | Có thể gây sưng tấy và làm chậm quá trình lành vết thương sau nâng mũi. |
Các loại trứng | Gây dị ứng, làm viêm nhiễm và ảnh hưởng đến vết thương sau phẫu thuật. |
Vô tình ăn các thức ăn cần kiêng thì phải làm sao?
Nếu vô tình bạn quên mất các chế độ ăn cần kiêng cữ cũng như quên thời gian nâng mũi kiêng ăn bao lâu và vô tình ăn phải thì có sao không? Tùy vào từng trường hợp này sẽ gây ra những phản ứng cụ thể khác nhau bao gồm như sau:
- Cơ địa lành, ăn ít: Không cần quá lo lắng, lượng thức ăn nhỏ không đủ để gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vết thương. Nhưng bạn cũng nên chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống từ đó để tránh tình trạng tương tự.
- Cơ địa nhạy cảm, ăn nhiều: Hãy ngừng ngay lập tứ và liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ và đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời.
Vậy sau nâng mũi nên ăn gì?
Bên cạnh ghi nhớ về chế độ ăn nên kiêng cữ và thời gian nâng mũi kiêng ăn bao lâu, bạn cũng hay nên “thuộc lòng” các món ăn nên bổ sung sau nâng mũi.
Nước lọc, nước ép | Giúp đào thải chất thải, duy trì huyết áp ổn định và hỗ trợ phục hồi. |
Vitamin A | Tăng cường miễn dịch và hỗ trợ quá trình hình thành mô và xương như cà rốt, bí đỏ, ớt chuông, khoai mỡ,… |
Vitamin C | Thúc đẩy sản xuất collagen và cải thiện làn da, đồng thời tăng khả năng miễn dịch gồm có cam, quýt, xoài, bông cải xanh,… |
Chất xơ | Giảm nguy cơ táo bón sau phẫu thuật, bổ sung chất xơ từ trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên cám và các loại hạt. |
Chất kẽm | Tổng hợp protein và collagen, thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh hơn. |
Thức ăn mềm | Dễ nhai, dễ tiêu hóa tránh gây tác động lên mũi và hỗ trợ quá trình hồi phục hiệu quả. |
Bên cạnh chế độ ăn, sau nâng mũi cần kiêng những hoạt động gì khác?
Bên cạnh nâng mũi kiêng ăn gì, nâng mũi kiêng ăn bao lâu bạn có biết cần phải kiêng cữ những hoạt động gì khác chưa? Dưới đây cũng là các hành động cần tránh khác giúp đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra suôn sẻ và kết quả đạt được như mong muốn.
Hoạt động thể chất mạnh
Bạn nên kiêng các hoạt động như chạy, nâng tạ, hoặc tập luyện cường độ cao. Những hoạt động này có thể tạo áp lực lên vùng mũi, dễ dẫn đến sưng tấy và chảy máu. Hoặc nhiều khi có thể gây đổ mồ hôi gây nhiễm trùng vết thương.
Chạm vào vùng mũi
Các hành động tưởng chừng như vô tình này sẽ dễ tăng nguy cơ nhiễm trùng và ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương. Đặc biệt, không tự ý gỡ băng gạc mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Nằm nghiêng hoặc nằm sấp
Chú ý tư thế ngủ nằm nghiêng hoặc nằm sấp khi ngủ trong ít nhất 15-20 ngày. Và nên thay thế bằng tư thế nằm ngửa và kê cao gối sẽ giúp giảm áp lực lên mũi và hạn chế sự chảy máu hoặc sưng tấy.
Xông hơi và tắm nước nóng
Việc bạn xông hơi và tắm nước nóng cũng không được khuyến khích vì dễ làm tăng lưu lượng máu đến vùng mũi. Điều này dễ gây sưng và làm chậm quá trình phục hồi.
Đeo kính
Kính có thể tạo áp lực lên mũi mới nâng, làm ảnh hưởng đến hình dáng và kết quả phẫu thuật. Vậy nên bạn cần đặc biệt chú ý có thể thay thế bằng kính áp tròng trong thời gian đầu để bảo vệ dáng mũi sau phẫu thuật.
Hy vọng rằng, qua nội dung bài viết trên đã giúp bạn đã có câu trả lời về vấn đề “Nâng mũi kiêng ăn bao lâu”. Chúc bạn sẽ sớm sở hữu một dáng mũi nhanh hồi phục trong thời gian tới. Cũng như có thể kết nối với bệnh viện Gangwhoo nếu bạn còn nhiều câu hỏi cần giải đáp khác nhé!