Nâng mũi ăn dứa được không là câu hỏi mà bạn đang thắc mắc, nhưng chưa rõ thực hư thế nào? Liệu rằng có thể ăn được hay không. Nếu không được ăn ngay thì bao lâu có thể ăn?
Hãy cùng tìm hiểu và khám phá ngay cùng BVTM Gangwhoo thông qua nội dung bài viết bên dưới đây nhé!
Sau nâng mũi ăn dứa được không?
Sau nâng mũi ăn dứa được không tất nhiên là không. Mặc dù đây là loại trái cây được nhiều người yêu thích và lựa chọn nhưng vẫn không nên ăn. Vì nó có thể gây ra nhiều phản ứng tiêu cực và tác động đến kết quả phẫu thuật.
>> Xem Thêm: Nâng Mũi Ăn Khoai Lang Được Không
Vậy nên, dù đây có phải là loại trái cây “khoái khẩu” thì bạn cũng cần phải kiêng cữ để bảo vệ kết quả nâng mũi. Vì đây là điều ưu tiên quan trọng hơn hết sau khi vừa can thiệp phẫu thuật nâng mũi.
Tại sao sau nâng mũi không được ăn dứa? Lý do là gì?
Vậy bạn có biết lý do tại sao sau nâng mũi ăn dứa được không là điều không nên chưa?
Dưới đây là những lý do bạn nên kiêng cữ ăn dứa trong thời gian đầu khi vừa hoàn thành ca phẫu thuật.
- Gây chảy máu: Trong dứa có nhiều enzyme bromelain, có khả năng làm tan máu và thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu gây kéo dài thời gian hồi phục sau phẫu thuật.
- Dễ gây sưng, viêm vùng mũi: Có thể khiến vết thương phẫu thuật bị sưng, viêm khi cơ thể tiếp nhận quá nhiều vitamin C chứa trong dứa.
- Có thể gây dị ứng: Nhiều người có thể bị dị ứng với dứa với các biểu hiện như ngứa ngáy, phát ban, khiến quá trình phục hồi trở nên khó khăn và kéo dài lâu hơn.
Sau nâng mũi bao lâu có thể ăn dứa?
Sau nâng mũi, thời điểm thích hợp có thể ăn dứa mà bạn có thể cân nhắc ăn là sau khoảng từ 5-7 ngày đầu sau phẫu thuật. Qua thời điểm này, về cơ bản mũi đã hồi phục ổn định nên khi ăn cũng không gây ra nhiều bất lợi ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả phẫu thuật.
>> Xem Thêm: Nâng Mũi Ăn Đậu Bắp Được Không
Một vài điều cần lưu ý khi ăn dứa sau nâng mũi
Mặc dù, bạn có thể yên tâm trước vấn đề “Nâng mũi ăn dứa được không” là điều có thể sau 7 ngày phẫu thuật. Nhưng khi ăn cũng phải đặc biệt chú ý một vài điều để tránh gây ra những tác hại tiêu cực làm ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật.
Thời gian ăn | Nên ăn dứa sau bữa ăn, tránh ăn khi bụng rỗng vì với lượng vitamin C cao sẽ dễ gây viêm loét dạ dày. |
Số lượng ăn | Chỉ nên ăn khoảng 100-200g dứa mỗi ngày, tránh ăn quá nhiều vì sẽ gây ra phản ứng viêm. |
Chế biến đúng cách | Hãy ăn dứa tươi hoặc ép, tránh ăn các loại dứa được chế biến sẵn vì chúng thường chứa nhiều đường và chất bảo quản nên cũng gây bất lợi cho vết thương phẫu thuật. |
Đối tượng cần kiêng | Không nên ăn dứa nếu bạn có tiền sử các bệnh lý như dạ dày, trào ngược axit hoặc bị dị ứng với dứa,… |
Tổng hợp một vài loại trái cây nên ăn sau nâng mũi
Sau khi nâng mũi, có một vài loại trái cây hữu ích mà bạn có thể thay thế dứa. Hãy cân nhắc bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày để hỗ trợ quá trình hồi phục và lành thương diễn ra thuận lợi.
- Cam, bưởi, quýt: Các loại trái cây này rất tốt cho hệ miễn dịch, giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Sau nâng mũi, hãy cân nhắc bổ sung thường xuyên để cơ thể được phục hồi sớm sau ca mổ.
- Kiwi: Một loại trái cây lành tính có nhiều chất chống oxy hóa rất tốt cho quá trình hồi phục. Vậy nên khi ăn sẽ giúp đẩy nhanh tiến trình lành thương, mờ sẹo hiệu quả.
- Dâu tây: Trong dâu tây có lượng lớn chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa. Vậy nên bạn cũng không nên bỏ qua loại trái cây này. Nó rất hữu ích và hỗ trợ rất tốt cho quá trình phẫu thuật sau nâng mũi.
- Đu đủ: Loại trái cây này rất giàu vitamin A, vitamin C và giúp vết thương nhanh lành. Nếu bạn ăn sẽ giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn giúp giúp ngắn quá trình lành thương.
Giải đáp một vài câu hỏi liên quan khác
Bên cạnh câu hỏi “Nâng mũi ăn dứa được không?”, chúng tôi cũng thường xuyên nhận được những câu hỏi liên quan khác. Hãy tham khảo để hiểu rõ về chế độ ăn nên và không nên ăn sau phẫu thuật nhé.
Sau nâng mũi ăn xoài được không?
Xoài chứa nhiều vitamin và dưỡng chất tốt cho sức khỏe, nhưng có tính nóng và chứa urushiol (chất có thể gây dị ứng) lời khuyên tốt nhất là bạn không nên ăn.
Nâng mũi có ăn nhãn, vải được không?
Tương tự như xoài, nhãn và vải cũng là loại trái cây khá nóng, khi ăn sẽ dễ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và sưng mủ ở vết thương. Vậy nên, dù đây là loại trái cây bạn yêu thích thì cũng tạm thời “ngưng ăn” để bảo vệ kết quả phẫu thuật.
Có được ăn mít và sầu riêng sau nâng mũi không?
Không ngoại lệ, mít và sầu riêng cũng là loại trái cây không nên ăn. Vì chúng có chứa rất nhiều đường và tính nóng. Nên sẽ gây cản trở quá trình lành thương, ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục sau phẫu thuật.
Tóm lại, nâng mũi ăn dứa được không là điều không nên. Hãy tạm thời “loại bỏ” loại trái cây này ra khỏi chế độ ăn uống để bảo vệ kết quả phẫu thuật nhé.
Đừng ngại kết nối thêm với bệnh viện Gangwhoo nếu bạn đang còn nhiều câu hỏi còn thắc mắc và quan tâm khác.